Những điều cần biết khi kiếm tiền trên Youtube với chủ đề trẻ em

Hôm nay, Blog Cầm Tay Chỉ Việc tổng hợp những điều quan trọng dễ hiểu nhất với chủ đề liên quan đến trẻ em khi đi kiếm tiền trên Youtube.

Để giúp các bạn hiểu rõ và hiểu đúng vấn đề khi làm Youtube với chủ đề liên quan đến trẻ em thì sau đây là những chia sẻ dễ hiểu nhất dành cho bạn:

Kiếm tiền trên youtube với chủ đề trẻ em có tiền không?

Đây có thể nói là câu hỏi phổ biến nhất trong việc làm kiếm tiền trên Youtube của nhiều người mới làm Youtube.

Câu trả lời của Duy MKT là: Có kiếm được tiền khi bạn tuân thủ đúng luật của Youtube và tuân thủ Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng (COPPA). Đây là mấu chốt vấn đề quan trọng giúp bạn kiếm tiền Youtube hiệu quả với chủ đề liên quan đến trẻ em.

Vậy dựa vào đâu để xác định rằng nên đặt nội dung của mình là dành cho trẻ em?

Nếu video của bạn có hình ảnh những diễn viên, nhân vật, hoạt động, trò chơi, bài hát, câu chuyện hoặc chủ đề khác cho thấy ý định nhắm tới trẻ em, thì video đó nhiều khả năng là dành cho trẻ em. Theo hướng dẫn của Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ

Khi quyết định xem kênh hoặc video của bạn có dành cho trẻ em hay không, bạn nên xem xét nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Chủ đề của video (ví dụ: nội dung giáo dục cho trẻ mẫu giáo).
  • Liệu trẻ em có phải là đối tượng người xem mục tiêu (ví dụ như được nêu trong phần siêu dữ liệu của video) hay khán giả thực tế của video không.
  • Liệu video có các diễn viên hay người mẫu là trẻ em không.
  • Liệu video có các nhân vật, người nổi tiếng hoặc đồ chơi thu hút trẻ em không, bao gồm cả các nhân vật trong phim hoạt hình hay nhân vật theo phong cách hoạt hình.
  • Liệu ngôn ngữ của video có dễ hiểu, dành cho trẻ em không.
  • Liệu trong video có các hoạt động thu hút trẻ em, chẳng hạn như diễn kịch, các bài hát hoặc trò chơi đơn giản hay nội dung giáo dục sớm không.
  • Liệu trong video có các bài hát, câu chuyện hoặc bài thơ dành cho trẻ em không.
  • Bất kỳ thông tin nào khác để bạn có thể xác định đối tượng người xem của video, chẳng hạn như bằng chứng thực tế về người xem video của bạn.
  • Liệu nội dung đó có được quảng cáo hướng tới trẻ em hay không.

Lưu ý

  • Việc nội dung của bạn có thể bao gồm một số yếu tố này không mặc nhiên đồng nghĩa với việc nội dung đó là dành cho trẻ em. Khi đánh giá nội dung và các yếu tố nêu trên, bạn nên xem xét kỹ lưỡng đối tượng mà bạn muốn tiếp cận qua video của mình.
  • Công cụ YouTube Analytics (YTA) không dành cho việc xác định xem nội dung của bạn có hướng tới trẻ em hay không.
  • Những video mà bạn đặt là “dành cho trẻ em” có nhiều khả năng được đề xuất cùng các video khác dành cho trẻ em. Hãy xem các câu hỏi thường gặp nhất về nội dung dành cho trẻ em.

Làm thế nào để biết nên đặt nội dung video là KHÔNG dành cho trẻ em?

Khi đánh giá nội dung, hãy cân nhắc kỹ lưỡng về đối tượng mà bạn muốn tiếp cận qua video của mình, ví dụ như một video không nhất thiết là dành cho trẻ em chỉ vì:

  • Video đó an toàn hoặc phù hợp với mọi người (tức là video “phù hợp với gia đình”).
  • Video đó đề cập đến một hoạt động lâu nay vẫn liên quan đến trẻ em.
  • Trẻ em có thể tình cờ xem video đó.

Nội dung dành cho đối tượng chung

Nội dung dành cho đối tượng chung là nội dung có thể thu hút tất cả mọi người, nhưng không chủ đích hướng tới đối tượng trẻ em, hoặc nội dung nhắm tới đối tượng thanh thiếu niên hoặc người xem lớn tuổi hơn. Nội dung dành cho đối tượng người xem chung nên được cài đặt là “không dành cho trẻ em.”

Dưới đây là một số ví dụ về các loại video có thể được coi là dành cho “đối tượng người xem chung”, khi không có thông tin thể hiện ý định nhắm tới trẻ em:

  • Video hướng dẫn cho những người yêu thích búp bê hoặc đất sét cách tự làm lại búp bê hoặc nặn tượng đất sét
  • Vlog gia đình kể cho các bậc cha mẹ khác về một chuyến tham quan công viên giải trí
  • Video hướng dẫn chi tiết về cách chỉnh sửa trò chơi hoặc hình đại diện
  • Nội dung hoạt hình thu hút tất cả mọi người
  • Video trò chơi có nội dung hài hước dành cho người lớn

Bao nhiêu tuổi thì được coi là trẻ em?

Độ tuổi của “trẻ em” ở Hoa Kỳ được xác định là bất kỳ ai dưới 13 tuổi. Tuy nhiên, các quốc gia khác có thể quy định khác về độ tuổi trẻ em. Do vậy, khi đánh giá xem nội dung có “dành cho trẻ em” hay không, hãy cân nhắc đến những nghĩa vụ khác mà bạn có thể phải tuân thủ theo các luật hiện hành. Đồng thời, hãy tham khảo ý kiến của cố vấn pháp lý nếu bạn có câu hỏi khác.

Duy MKT chia sẻ kinh nghiệm làm kiếm tiền Youtube với chủ đề có trẻ em trong video

Cách cài đặt đối tượng người xem cho kênh và video đăng lên Youtube

Việc cài đặt nội dung kênh và video dành cho cho trẻ em và không dành cho trẻ em là rất quan trọng. Giúp Youtube dễ gợi ý và đề xuất nội dung kênh của bạn cũng như xét duyệt nội dung kênh dễ dàng.

Cách cài đặt đối tượng người xem cho kênh Youtube: Bạn vào Cài Đặt -> Kênh -> Cài Đặt Nâng Cao -> Chọn đối tượng người xem phù hợp với nội dung kênh của bạn (Thực hiện như hình ảnh)

Đây là cách cài đặt đối tượng người xem cho kênh Youtube
Đây là cách cài đặt đối tượng người xem cho kênh Youtube

Cách cài đặt đối tượng người xem cho video của bạn

Đây là cách cài đặt đối tượng người xem cho video của bạn khi đăng lên Youtube
Đây là cách cài đặt đối tượng người xem cho video của bạn khi đăng lên Youtube

Nội dung chất lượng cao khi làm kiếm tiền trên Youtube với chủ đề trẻ em

Nội dung bổ ích, hấp dẫn, truyền cảm hứng và phù hợp với lứa tuổi có thể được truyền tải bằng nhiều dạng thức và khai thác nhiều chủ đề, nhưng những nội dung này cần đề cao:

Thái độ sống tử tế: Đó là những nội dung thể hiện hoặc khuyến khích thái độ tôn trọng người khác, cách cư xử đúng mực và thói quen lành mạnh. Ví dụ: Nội dung về tinh thần san sẻ, cách làm người bạn tốt, thói quen đánh răng, thói quen ăn rau củ và việc đặt mục tiêu cân bằng cuộc sống số.

Tinh thần ham học hỏi và khơi gợi trí tò mò: Đó là những nội dung khuyến khích tư duy phản biện, việc thảo luận về những khái niệm có liên quan đến nhau và niềm đam mê khám phá thế giới. Những nội dung này phải phù hợp với lứa tuổi và nhắm đến khán giả nhỏ tuổi. Đồng thời, dạng nội dung này có thể được truyền tải theo hình thức truyền thống hoặc phi truyền thống (ví dụ: giáo dục hàn lâm, học tập một cách tự nhiên, học tập theo mối quan tâm, học qua video hướng dẫn).

Sự sáng tạo, tinh thần vui chơi và trí tưởng tượng: Đó là những nội dung đáng suy ngẫm hoặc kích thích trí tưởng tượng. Đây cũng có thể là nội dung khuyến khích trẻ sáng tạo, bắt tay vào làm và tham gia hoạt động mới lạ và đầy ý nghĩa. Ví dụ: Sáng tạo thế giới tưởng tượng, kể chuyện, học các kỹ thuật đá bóng, hát theo nhạc và tham gia các hoạt động sáng tạo như vẽ và làm đồ thủ công.

Sự cọ xát với những tình huống trong đời thực: Đó là những nội dung khắc họa bài học cuộc sống và các nhân vật có chiều sâu, hoặc nội dung khuyến khích việc rèn luyện các kỹ năng cảm xúc xã hội, giải quyết vấn đề và tư duy độc lập. Những nội dung này thường có câu chuyện hoàn chỉnh (ví dụ: sự phát triển nhân vật, cốt truyện, đoạn kết) và có điểm đáng nhớ hoặc bài học rõ ràng.

Sự đa dạng, công bằng và hòa nhập: Đó là những nội dung tôn vinh và khuyến khích việc góp mặt và tham gia của nhiều nhóm người cũng như những quan điểm đa dạng. Đây có thể là nội dung đại diện cho nhiều lứa tuổi, giới tính, chủng tộc, tôn giáo và khuynh hướng tình dục. Những nội dung này cũng ủng hộ việc đối xử bình đẳng và không màng đến những khác biệt. Ví dụ: Nội dung thảo luận về lợi ích của sự đa dạng và hòa nhập, hoặc nội dung mô tả câu chuyện/nhân vật thể hiện những tinh thần này.

Những hạn chế của video có nội dung “dành cho trẻ em”

Để tuân thủ Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng (COPPA) và các luật khác, Youtube có thể tắt hoặc hạn chế một số tính năng đối với nội dung được đặt là dành cho trẻ em.

Ở cấp độ video, những tính năng sau đây có thể bị tắt hoặc hạn chế

  • Tự động phát trên trang chủ
  • Thẻ hoặc màn hình kết thúc
  • Hình mờ video
  • Hội viên của kênh
  • Bình luận
  • Nút quyên góp
  • Nút thích và không thích trên YouTube Music
  • Trò chuyện trực tiếp hoặc Quyên góp trong cuộc trò chuyện trực tiếp
  • Bán hàng hóa và bán vé
  • Thông báo
  • Quảng cáo được cá nhân hóa
  • Phát lại trong Trình phát thu nhỏ
  • Super Chat hoặc Hình dán đặc biệt
  • Lưu vào danh sách phát và Lưu vào danh sách Xem sau

Ở cấp độ kênh, những tính năng sau đây có thể bị tắt hoặc hạn chế

  • Hội viên của kênh
  • Thông báo
  • Bài đăng
  • Câu chuyện

Kết luận

Trên đó là những chia sẻ của Blog Cầm Tay Chỉ Việc tổng hợp từ Youtube Trợ Giúp mọi thông tin chính thống và chuẩn nhất để làm Youtube đúng và hiệu quả. Hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn khi làm Youtube chủ đề liên quan đến trẻ em và đã phân biệt được phần nào về chủ đề không dành cho trẻ em. Xem nhiều hơn cách kinh nghiệm làm Youtube tại Chuyên mục Kiếm Tiền Youtube tại Blog CamTayChiViec.Com

Nếu còn bất kể thắc mắc gì? Thì bạn hãy bình luận trực tiếp tại bài viết này. Để chúng ta cùng trao đổi và giúp đỡ nhau trong quá trình sáng tạo nội dung chủ đề làm Youtube với nội dung liên quan đến trẻ em.

Chúng tôi sẽ rất vui khi nhận được các phản hồi và bình luận từ Bạn.

Nội dung bình luận

error: Content is protected !!
Cầm Tay Chỉ Việc
Logo